Khủng hoảng lãnh đạo phải làm sao?

Cuộc nghiên cứu của IBM cũng đồng thời đưa ra công thức đánh giá cho những doanh nghiệp muốn bắt kịp xu thế của tương lai. Lời khuyên đưa ra là hãy tăng cường

Copyright: Wolfram Scheible www.scheible.de

Thiếu hụt toàn cầu

Nghiên cứu cho thấy chỉ có 14% những công ty tin rằng nhân sự của họ có khả năng thích ứng với các thay đổi; và 6% những doanh nghiệp trên có khả năng đánh giá nguồn nhân lực để tiến hành những quyết định mang tính chiến lược. Các Cty thật sự lâm vào tình trạng khốn khó khi đề cập đến vấn đề năng lực của đội ngũ lãnh đạo.

IBM chỉ ra rằng, đa phần các doanh nghiệp trên thế giới đang đối mặt với khủng hoảng năng lực lãnh đạo trong tương lai. Hơn 88% những doanh nghiệp trong khu vực kinh tế Châu Á Thái Bình Dương quan tâm đến vấn đề trên. 75% những doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi… cũng có mối lo âu tương tự.

Tại Bắc Mỹ, tỉ lệ này cũng lên đến 69%. Sự thiếu hụt nhân lực lãnh đạo trên là do nhiều yếu tố gây ra.

Xu thế nghỉ hưu sớm, hay luân chuẩn công tác trong giới lãnh đạo đặt ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm người thay thế. Đồng thời nó cũng gây ra khó khăn trong việc truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho đội ngũ kế cận.

Bên cạnh đó, đội ngũ kế cận của một DN cũng cần tiếp thu những kiến thức và kĩ năng mới sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và xu thế hợp tác đa quốc gia. Nhà lãnh đạo trong tương lai cần có kĩ năng giao tiếp đa phương diện. Trước đây, để điều phối một nhóm nhân viên tại Trung Quốc, người lãnh đạo luôn phải có mặt tại có mặt để đưa ra quyết định. Nhưng ngày nay để làm được việc đó, người lãnh đạo không cần có mặt tại Trung Quốc nhưng vẫn có khả năng điều phối công việc tại đây.

Vấn đề đặt ra là nhà lãnh đạo cần làm gì để tạo niềm tin trong môi trường làm việc mới? Làm thế nào họ có thể thích ứng và vượt qua khoảng cách trong môi trường làm việc toàn cầu? Để đáp ứng được những yêu cầu trên, nhà lãnh đạo cần có những kĩ năng đa dạng hơn vì công việc của họ không còn đơn thuần là đưa ra mệnh lệnh mà phải vượt qua cách trở địa lý và lãnh đạo các nhóm kinh doanh họat động trên cơ sở đa quốc gia.

Nâng tầm nhân lực, thích ứng công nghệ

IBM cũng đồng thời đưa ra một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng của công ty và những nhà lãnh đạo trong việc thích nghi với thay đổi là khả năng dự báo những kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực tương lai.

Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực để sẵn sàng ứng phó với những thách thức không báo trước như sự phát triển của đối thủ cạnh tranh hay những vấn đề gây nên do chuyển đổi công nghệ.

Cuối cùng, doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng hợp tác trên quy mô toàn cầu. Với sự hỗ trợ của các thiết bị thông tin liên lạc điện tử, sự hợp tác trong công việc có thể đến từ bất cứ nơi nào trên trái đất và đó là nét văn hoá mới trong hoạt động kinh doanh hiện đại.

Trước kia, doanh nghiệp thường chú trọng đến vấn đề tài sản thực tế và vị trí địa lý của công ty. Ngày nay mọi chuyện đã đổi khác, doanh nghiệp hướng sự chú ý của mình đến con người và văn hoá trong hoạt động kinh doanh. Điều nay mang lại thành công cho họ trong nền kinh tế tri thức.

Trong thời gian 2 năm trở lại đây, mặc dù có rất nhiều Cty thừa nhận sự đúng đắn của lý thuyết lãnh đạo mới, nhưng họ vẫn duy trì xu thế xây dựng cơ sở vật chất. Họ ít quan tâm đến việc tuyển dụng nhân tài và giữ chân nhân viên có năng lực. Đó thật sự là một sai lầm lớn vì cuộc chiến giành giật nhân tài giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt. Hãy nhớ, đối thủ sẽ không cho ta cơ hội nếu chúng ta mắc sai lầm trong việc giữ chân nhân tài.

Cuộc nghiên cứu của IBM cũng đồng thời đưa ra công thức đánh giá cho những doanh nghiệp muốn bắt kịp xu thế lãnh đạo của tương lai. Lời khuyên đưa ra là hãy tăng cường việc sử dụng những phương pháp huấn luyện nâng tầm nguồn nhân lực, sử dụng những công cụ ứng dụng CNTT như Blog, Internet… để khả năng lãnh đạo đươc truyền đạt hiệu quả nhất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *